Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có được không?

Sau khi luật đất đai năm 2003 được sửa đổi lại vào năm 2013 và có hiệu lực ngày 01/07/2014. Theo đó có nhiều thay đổi, cụ thể là trong quy định về quyền sử dụng đất năm 2013 đã không quy định quyền bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất. Vậy người sử dụng đất là những người nào?

  • Tổ chức trong nước: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước
  • Cộng đồng dân cư: Cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc cùng chung dòng họ.
  • Cơ sở tôn giáo: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Ngoài các trường hợp nêu ở trên thì không phải là người sử dụng đất.

  • Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bảo lãnh vô hiệu

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì từ ngày 01/07/2014 trở đi cá nhân, tổ chức ký kết hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là không hợp pháp. Hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là vô hiệu. Theo đó hậu quả pháp lý khi hợp đồng bảo lãnh vô hiệu theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu: các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay: nếu thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi: nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định

Các hợp đồng ký kết trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (01/07/2014) mà có tranh chấp. Tòa án phải giải quyết thì căn cứ Luật Đất đai năm 2003 và văn bản pháp luật liên quan để giải quyết.

Theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 thì thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Còn đối với trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp thì chỉ có một điều kiện là người sử dụng có “Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất”.

Những quy định mới về Luật đất đai tại Việt Nam:

Anh/chị đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý Bất động sản. Liên hệ HomeNext để được hỗ trợ chi tiết. Hotline: 0908 480 055  I Hotmail: sales@homenext.vn

HomNext Corporation – Chuyên tư vấn pháp lý Bất Động Sản Việt Nam.

Thông tin liên quan

Đối tác của chúng tôi

0908 480 055 Liên hệ ngay (24/7)