Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam: Với tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút vốn FDI ồ ạt đổ vào Bình Dương. Rất nhiều công ty, nhà máy được xây dựng, tạo nên vô số công ăn việc làm, mời gọi nhiều chuyên gia nước ngoài tới làm việc và sinh sống. Nhu cầu nhà ở, do vậy, cũng theo đó mà tăng theo. Vậy, Nhà nước quy định thế nào về người nước ngoài mua nhà tại tại Việt Nam?

Người nước ngoài được mua các loại tài sản nào? Số lượng bao nhiêu? Chuyển nhượng được hay không? Thuế tính như thế nào?

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Chúng ta có thể tham khảo thông tư 19, hướng dẫn thực hiện quy định về việc Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam như sau:

(Căn cứ Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở tại Việt Nam)

  1. Số lượng nhà ở được sở hữu

Đối với chung cư:

  • Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong 1 tòa chung cư (1 đơn nguyên, bất kể là riêng hay chung khối đế).
  • Nếu có 2 tòa chung cư trở trên khu vực hành chính cấp phường thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ:  (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề)

  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó ( tức < 250 căn)
  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn trở lên: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó
  • 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.
  1. Thời hạn sử dụng
  • Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu.
  • Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thời gian thỏa thuận trong các hợp đồng nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, kể cả thời gian được gia hạn.

Gia hạn: Cá nhân người nước ngoài Có thể gia hạn thêm thời gian nếu có nhu cầu. Trước khi hết hạn sở hữu nhà 3 tháng thì nộp đơn xin đề nghị gia hạn và bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại UBNN cấp tỉnh nơi có nhà ở. Lưu ý: chỉ được gia hạn thêm 1 lần và  tối đa 50 năm

Khi hết hạn sở hữu: Cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước

Vậy, nêu người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sao? Câu trả lời là: họ sẽ được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Bên cạnh đó những thủ tục, giấy tờ để Việt kiều và Người nước ngoài, các tổ chức nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam cũng không quá phức tạp.

  • Đối với cá nhân nước ngoài thì cần hộ chiếu còn giá trị, có dấu kiểm chứng nhập cảnh của các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam
  • Người Việt kiều ngoài hộ chiếu thì cần thêm giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam, không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
  • Các tổ chức nước ngoài thì phải có đủ điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ hợp pháp kinh doanh còn hiệu lực tại thời điểm ký kết những giao dịch về nhà ở

Hiểu về các luật định này, những người làm kinh doanh bất động sản có thể tư vấn hiệu quả và chính xác hơn cho những khách hàng nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Tác giả: Linh Giang

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam,

Là chủ đề rất được các chủ đầu tư và môi giới nhà đất quan tâm, công ty Bất động sản HomeNext, chuyên tư vấn miễn phí về việc mua bán nhà đất cho người nước ngoài. Hotline: 0908 48 0055

Thông tin liên quan

Our partner

0908 480 055 Hotline (24/7)