DÁM KỂ CHUYỆN: Đã đến lúc dừng đốt tiền cho quảng cáo
DÁM KỂ CHUYỆN
Đã đến lúc dừng
đốt tiền cho quảng cáo
DƯƠNG TỐNG & GIÀU DƯƠNG
Khi nghệ thuật kể chuyện ứng dụng vào kinh doanh, những trang sách không chỉ chứa đựng những câu chuyện, mà còn là chìa khoá mở ra những cánh cửa mới cho doanh nghiệp.
CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý cấp trung, những người làm Marketing.
Sinh viên ngành quản trị kinh doanh, Marketing, truyền thông đa phương tiện…
Những người khát khao tri thức và đam mê viết lách, sáng tạo.
DÁM KỂ CHUYỆN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ?
CUỐN SÁCH NÀY KHÔNG
VIẾT VỀ ĐIỀU GÌ?
- Chuyên gia trong ngành bất động sản, chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh, Marketing, quản trị và bán hàng cho các doanh nghiệp.
- Huấn luyện viên kinh doanh (Business Coach) cho lãnh đạo các công ty SME tại Bình Dương.
- Founder & CEO của HomeNext Corp và On Home Asia.
- Giám đốc Cổng thông tin, kiêm Phó trưởng ban Truyền thông và Tổ chức sự kiện Liên chi hội Đào tạo Bất động sản Việt Nam (VNREEA).
- Phụ trách truyền thông Hội DNT tỉnh Bình Dương (Bình Dương YBA)
- Giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học ở Bình Dương, Tp.HCM.
- Diễn giả tại các chương trình trong và ngoài nước, các trường đại học.
- Tác giả nhiều bài viết trên báo Doanh Nhân Sài Gòn, The Leader, CafeF, Nhà Quản Lý…
- Tác giả sách Kỹ năng bán hàng bất động sản trong kỷ nguyên mới (2023)
- Học viên Cao học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (HCMUSSH) với các nghiên cứu về văn học và điện ảnh, văn hóa đại chúng, văn học trong thời đại trí tuệ nhân tạo…
- Người dạy (trainer) viết lách, kể chuyện, thuyết trình… cho học sinh – sinh viên, tổ chức, doanh nghiệp.
- Cố vấn chuyên môn cho các dự án tình nguyện về giáo dục.
- Nhà sáng tạo nội dung (content creator) đa phương tiện.
- Tác giả nhiều bài viết trên Diễn đàn của Hội nhà văn TP.HCM, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Thanh niên, Người Lao Động, Tạp chí Văn nghệ Trẻ, Tạp chí Tao Đàn…
- Các giải thưởng trong nghiên cứu và viết lách: Giải thưởng Inoue Yasushi (2022), Dám ước mơ (Báo Hoa học trò, 2021), Khoảnh khắc Eureka (Meet to Read – JCI Sài Gòn, 2022)…
- Các quyển sách đã “góp chữ”: Cánh chim tự do (CSAGA Vietnam, 2021), Chuyện kể từ vùng Đồng Tháp Mười (British Council x Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, 2021), Trang sách tôi yêu (NXB Giáo dục, 2022), Đã yêu xong một mùa hè (Báo Sinh Viên VN – Hoa Học Trò, 2022)…
CẤU TRÚC SÁCH
Chương 1. Sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện (storytelling)
Cung cấp cái nhìn tổng quan về giá trị của nghệ thuật kể chuyện trong Marketing, xây dựng văn hóa nội bộ và cách ứng dụng hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2. Kể gì với Customer Insight?
Trước khi xây dựng những câu chuyện, bạn cần biết kể cho ai, kể vì điều gì, giải quyết vấn đề nào… Vậy nên, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, chúng tôi dành chương này để bàn về Customer Insight (sự thật ngầm hiểu của khách hàng) và tác động của nó đến những câu chuyện trong kinh doanh.
Chương 3. Làm thế nào để kể một câu chuyện hấp dẫn?
Chúng tôi đi từ bề sâu đến bề rộng để kiến tạo một câu chuyện truyền tải thông điệp tuyệt vời nhất. Ở bề sâu, chúng tôi đề cập đến những cách để tư duy như một storyteller và cách để “làm dày” những câu chuyện bằng vốn văn hóa. Ở bề rộng, chúng tôi phân tích các yếu tố kỹ thuật (nội dung và hình thức) cùng những “bí kíp” để xây dựng một câu chuyện hấp dẫn và kể chuyện thật thu hút.
Chương 4. Câu chuyện thương hiệu: “Thành Rome” của mọi câu chuyện
Câu chuyện thương hiệu chính là sự phức hợp của tất cả những câu chuyện của thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, câu chuyện của khách hàng, của lãnh đạo và của thương hiệu với cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi ví von câu chuyện thương hiệu chính là “thành Rome”, nơi mà mọi câu chuyện đều đổ về và vun đắp cho sự “vững vàng” của câu chuyện thương hiệu.
Chương 5. Kể chuyện trong kỷ nguyên hậu nhân văn
Nhận thức được AI và sự phát triển như vũ bão của học máy và công nghệ là những vấn đề nóng hổi của thời đại, và Marketing cũng không thể là “kẻ ngoại cuộc”. Vì vậy, chúng tôi dành chương này để trả lời cho 3 câu hỏi:
1. Sự phát triển bùng nổ của học máy và AI ảnh hưởng như thế nào đến Marketing nói chung và việc sáng tạo những câu chuyện nói riêng?
2. Thách thức, đe dọa và ứng xử của người viết trước kỷ nguyên hậu nhân văn là gì?
3. Đâu là yếu tố làm nên sự trường tồn của những câu chuyện được kể bởi con người?
NHỮNG TRÍCH DẪN TRUYỀN CẢM HỨNG ĐỂ BẠN DÁM KỂ CHUYỆN